(Dân trí) – Hàng chục cuộc gặp với quan chức cao cấp của chính quyền, Quốc hội liên bang, các tiểu bang, giới doanh nghiệp Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thu nhiều kết quả, cho thấy Mỹ coi trọng Việt Nam.
Sáng 27/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam về tới sân bay Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Mỹ dự họp Liên Hợp Quốc kết hợp các hoạt động song phương và chuyến thăm chính thức Brazil.
Nội dung bài viết
Trao đổi với báo chí sau chuyến đi
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh nhiều kết quả thiết thực, quan trọng sau chuỗi hoạt động và lịch trình dày đặc của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam ở Mỹ cũng như Brazil.
Trong một tuần ở Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 và có rất nhiều các hoạt động song phương. Bộ trưởng đánh giá thế nào về kết quả của những hoạt động này?
– Chuyến công tác tới Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra ngay sau khi Việt Nam và Mỹ xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Thủ tướng đã có 113 giờ hoạt động liên tục, đạt nhiều kết quả tốt đẹp “ở mức cao” với tất cả mục tiêu.
Phát biểu của Thủ tướng tại các phiên họp của Liên Hợp Quốc đã truyền tải những thông điệp lớn về quan điểm, chính sách cụ thể nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Chúng ta đã thể hiện hình ảnh một Việt Nam
trân trọng sự quý giá của hòa bình, ổn định, đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội. Đồng thời, Việt Nam cũng ngày càng có vai trò, vị thế và uy tín trên trường quốc tế.
Trong chuyến công tác, Thủ tướng đã tranh thủ tối đa mọi điều kiện
để phát triển và mở mới quan hệ với các nước thông qua hàng chục hoạt động tiếp xúc.
Tại cuộc gặp, các đối tác đều thể hiện coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam, thống nhất tăng cường trao đổi đoàn, hợp tác chính trị – ngoại giao, kinh tế – thương mại, khoa học công nghệ, lao động, du lịch…
Lãnh đạo nhiều nước ủng hộ tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Trong dịp này, chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao thêm với Tonga, đưa tổng số nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên 193 nước. Việt Nam cũng là một trong số những nước đầu tiên ký Hiệp định về Biển cả – là điều ước quốc tế điều chỉnh việc khai thác, chia sẻ lợi ích và bảo tồn nguồn gien biển tại các vùng biển quốc tế.